“Không tiếp xúc” là cụm từ được nhắc tới rất nhiều đặc biệt khi cả thế giới đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Giờ đây, cụm từ này như một phần không thể thiếu trong nền văn hóa “những năm Covid”. Thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng gấp 5 lần so với 6 tháng đầu năm 2019 (Báo Thanh Niên). Mặc dù thuật ngữ “không tiếp xúc” bắt nguồn từ các quan điểm về thanh toán, khái niệm này hoàn toàn cho phép các doanh nghiệp tiếp cận dưới góc độ nâng cao các trải nghiệm từ việc ứng dụng kỹ thuật số trong các hoạt động của mình mà không cần hoặc không có các tương tác vật lý, ngay cả triển khai chương trình khuyến mại hoặc chăm sóc khách hàng, cũng có thể tặng quà không tiếp xúc

Thanh toán không tiếp xúc đang trở thành xu hướng

Lợi ích từ thanh toán không tiếp xúc

Nhờ công nghệ phát triển, các giao dịch đã chuyển từ giao dịch bằng tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt, thông qua việc sử dụng các thẻ vật lý. Và giờ đây, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất đa dạng các hình thức thanh toán giao dịch không tiếp xúc như: thanh toán bằng thẻ vật lý nhưng chỉ cần chạm máy để thanh toán, quét mã QR, chuyển tiền qua tài khoản với ví điện tử,… Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận việc chuyển dịch sang công nghệ mới nhanh chóng, nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích từ việc thanh toán không tiếp xúc mang lại và thuyết phục cả xã hội phải chấp nhận sự thay đổi.

Nhanh chóng

Thanh toán không tiếp xúc được ước lượng có thể hoàn tất một giao dịch chỉ trong 15 giây, nhanh hơn gấp 2 lần so với hình thức thanh toán bằng cách quẹt thẻ tín dụng thông thường. Với ít quy trình xử lý hơn so với khi thanh toán bằng tiền mặt, các giao dịch có thể được hoàn thành với tốc độ chóng mặt, từ đó doanh thu có thể tăng và việc chờ đợi thanh toán giảm đi. Vì không còn phải cung cấp số Pin khi giao dịch và việc thanh toán chỉ cần chạm thẻ vào đầu đọc, số lượng nhân viên phụ trách việc kiểm tra có thể được giảm xuống. Số lượng nhân viên còn lại có thể được phân công các công việc khác như sắp xếp hàng hóa, tư vấn khách hàng… từ đó cải thiện các lĩnh vực khác của cửa hàng như dịch vụ khách hàng hoặc trải nghiệm tại cửa hàng.

An toàn

Việc thanh toán không tiếp xúc sẽ chỉ cần khách hàng tự quản lý thẻ của mình. Họ chỉ cần cầm thẻ và chạm vào đầu đọc của các máy thanh toán. Do đó, các rủi ro về việc bỏ quên thẻ sau khi thanh toán, mất thẻ hoặc các giao dịch lừa đảo khác sẽ giảm xuống đáng kể. 

Dễ dàng

Thanh toán không tiếp xúc không chỉ giới hạn với việc thanh toán thẻ. Công nghệ cũng cho phép chúng ta thanh toán bằng các mã vạch, mã QR… và có thể tương tác với điện thoại hoặc các phụ kiện thông minh khác. Ví dụ như sự ra mắt của Apple Pay vào năm 2014 cho phép người dùng thanh toán nếu họ quên thẻ hoặc nếu thẻ nằm ngoài tầm với của họ, bằng cách sử dụng điện thoại của họ để giao dịch. Hoặc việc scan mã qua các ứng dụng ví điện tử cũng làm cho quá trình thanh toán dễ dàng hơn với khách hàng, chỉ cần giơ màn hình điện thoại. Vậy là xong.

Tăng các trải nghiệm của khách hàng

Do giao dịch nhanh hơn, an toàn hơn và dễ dàng hơn, các cửa hàng có thể tăng lượng bán vì giá trị hàng hóa không còn bị ràng buộc bởi lượng tiền mặt họ đang mang trong ví. Tất cả những trải nghiệm của khách hàng tăng do sự hiệu quả của quy trình thanh toán nhanh chóng mang lại.

Đã đến lúc tặng quà cũng cần “không tiếp xúc”

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, chúng ta cũng cần một phương án quà tặng mùa dịch cho hợp thời: tặng quà không tiếp xúc. Thậm chí, trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua tại Trung Quốc, “tặng quà Tết không tiếp xúc” đã và đang dần trở thành một “phong tục Tết” theo kiểu mới, theo vov.vn đưa tin.Nếu bỏ qua yếu tố dịch bệnh, việc tặng quà cũng cần được “chuyển đổi số” và “không tiếp xúc” vì những tiện lợi mà việc tặng quà trực tuyến mang lại. 

Nếu xem phiếu quà tặng có giá trị tương đương tiền mặt, thì việc chuyển đổi sang quà tặng điện tử cũng giống như việc chúng ta sử dụng tiền để thanh toán không tiếp xúc tại các điểm bán vậy: nhanh, an toàn và dễ dàng. Và quan trọng là, bạn có thể không có thời gian gặp gỡ đối phương do các yếu tố và không gian hoặc thời gian chưa phù hợp nhưng quà tặng trong các dịp đặc biệt vẫn có thể đến đúng với đối tượng được tặng. 

Các thẻ quà tặng điện tử (e-voucher) có thể trở thành một “trợ thủ đắc lực” khi người sử dụng không chắc chắn về sở thích và món quà cần tặng cho người được tặng. Những thẻ quà tặng này có thể được gửi qua email, tin nhắn cho bất kỳ mục đích nào như sinh nhật, ngày kỷ niệm hoặc các sự kiện như: quà Tết, quà tặng Trung Thu,… dù có là quà tặng khách hàng hay là quà tặng doanh nghiệp đều tiện sử dụng. 

Trong nhiều nghiên cứu, việc tặng quà trực tuyến cũng chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến hiệu quả hơn và mang lại doanh số vượt trội. 

Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ cũng đang dần chuyển đổi và phát hành các phiếu quà tặng điện tử, thay thế cho các voucher giấy như trước đây. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại phiếu quà tặng điện tử này, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ:

  • Hình thức phân phối, như sẽ gửi tặng qua tin nhắn hay email
  • Có kèm được nhận diện thương hiệu (logo) & lời chúc trên món quà hay không
  • Có thể hạch toán với chứng từ thanh toán hợp lệ không
  • Những nhà cung cấp nào có khả năng cung cấp mã quà tặng có thể đổi được quà với đa dạng các loại hình dịch vụ như mua sắm, ăn uống, thời trang… để tối ưu hóa quà tặng cho nhiều mục đích tặng quà khác nhau...

Hiện tại Gift Network đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp và khách hàng tin dùng với hai thương hiệu phiếu quà tặng là Esteem Gift và E-voucher là Mobile Gift, hệ thống liên kết đa dạng với hơn 282 thương hiệu và hơn 4,535 địa điểm trên toàn quốc (số liệu cập nhật T7/2021). Để liên hệ tư vấn sử dụng sản phẩm, các quản lý có thể liên hệ hotline: (028) 7303 6768 (từ 9h00 - 22h00, kể cả cuối tuần, Lễ, Tết) hoặc để lại thông tin tại đây.

Biên tập & lược dịch: Gift Network